hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không? Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm HIV?

HIV vốn được biết đến như một căn bệnh thế kỷ, khiến bất kỳ ai nghe đến cũng đều sợ sệt và lo ngại sẽ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, do nền y học ngày càng tiến bộ nên người nhiễm HIV tuy không thể điều trị dứt điểm mầm bệnh nhưng có thể giúp người bệnh sống, sinh hoạt và làm việc như người bình thường. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn lo lắng không biết hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không khi có quan hệ tình cảm với người bị bệnh. Để giúp các bạn có thể giải đáp được thắc mắc đó trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ. Hãy cùng theo dõi nhé! hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không? Theo các chuyên gia, về cơ bản thì khi hôn môi nút lưỡi sẽ không lây nhiễm HIV. Chỉ trừ trường hợp trong khoang miệng của cả hai có vết thương hở, vết lở loét hay nhiệt miệng thì lúc này sẽ có khả năng lây truyền virus HIV từ người bệnh sang cho người không bệnh.

hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không? Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm HIV?

hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không?

HIV là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục với tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao. Chính vì thế mà trên các báo đài thường tuyên truyền người dân nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, mặc dù biết quan hệ sử dụng bao cao su sẽ bảo vệ được bản thân khỏi sự lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ, nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết liệu hôn môi nút lưỡi với người bị lây nhiễm HIV thì có bị lây hay không.

Đối với vấn đề hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không thì các chuyên gia cho biết, nếu như bạn và đối tác chỉ hôn môi nút lưỡi thông thường thì sẽ không bị lây HIV. Tuy nhiên, nếu như cả hai nút lưỡi với nhau khi trong miệng của cả hai có vết lở loét, nhiệt miệng, vết thương hở thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Để giải thích cho việc vì sao trong miệng cũng có nước bọt và dịch nhầy mà lại không lây truyền virus HIV các chuyên gia đã cho biết: Bởi vì nước bọt trong miệng có chứa enzyme có chức năng tiêu hóa thức ăn, bôi trơn khoang miệng và ngăn các vi trùng vi khuẩn tấn công vào đường ruột.

Ngoài ra, cũng giống như dịch âm đạo và tinh dịch, nước bọt cũng có chứa chất ức chế protease bạch cầu (SLPI). Đây chính là chất có trong hệ miễn dịch, tuy nhiên trong nước bọt lại có nồng độ cao hơn so với âm đạo hay hậu môn. Vì thế, khi hôn môi nút lưỡi với người bị HIV thì chúng ta sẽ rất khó bị lây truyền virus HIV. Trừ trường hợp bên trong khoang miệng của cả hai có vết thương hở, vết lở loét.

HIV không lây qua đường nào?

Bên cạnh việc hôn môi nút lưỡi không gây lây nhiễm HIV thì những trường hợp và hành động sau đây cũng sẽ không lây nhiễm HIV. Vì thế, khi sống chung với người bị lây nhiễm HIV các bạn không cần phải lo lắng. Vì hầu như HIV sẽ không lây truyền qua những sinh hoạt thông thường, cụ thể là những trường hợp sau đây:

Không khí

Theo nghiên cứu cho thấy virus HIV chỉ tồn tại trong môi trường không khí khoảng 30 phút trong nhiệt độ 26-32 độ C. Ngoài ra, nếu muốn virus truyền sang cho người thì phải độ nồng độ. Đó là lý do vì sao khi máu hoặc chất dịch chứa virus người bệnh cơ rơi ở môi trường và chúng ta vô tình tiếp xúc cũng rất khó để lây bệnh.

Bắt tay

Hành động bắt tay với nhau sẽ không làm lây nhiễm virus HIV. Tuy nhiên, nếu như tay của người bệnh và tay của chúng ta có vết thương hở thì có khả năng sẽ bị lây virus.

Dùng chung nhà vệ sinh

Việc sử dụng chung nhà vệ sinh hoặc thậm chí tắm chung bồn tắm với người bị bệnh và có chất dịch cơ thể của người ấy thì cũng sẽ không khiến bạn bị lây nhiễm HIV.

Dùng chung dụng cụ ăn uống

Khi sống chung với người bị lây nhiễm HIV thì nhiều người lo lắng rằng việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống có thể sẽ khiến mình bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì virus HIV không tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài nên việc bám lên dụng cụ ăn uống và lây nhiễm cho người khác sẽ không thể xảy ra.

Tiếp xúc mồ hôi người bệnh

Theo các chuyên gia cho biết thì virus HIV không hề tồn tại trong mồ hôi của người bệnh. Trừ trường hợp trên cơ thể của người bệnh có vết xước và mồ hôi tiếp xúc với vết xước đó nên có thể sẽ mang lượng nhỏ virus. Tuy nhiên, lượng virus ít ỏi cũng sẽ rất khó để lây truyền sang cho người khác.

Qua vật nuôi hoặc côn trùng

Nhiều người có thắc mắc rằng không biết khi muỗi đốt người bệnh rồi đốt sang người khỏe thì có bị lây nhiễm HIV không. Điều này các chuyên gia cho biết, virus HIV không thể tồn tại trong cơ thể của côn trùng hoặc vật nuôi. Nếu có thì lượng virus mà côn trùng hoặc vật nuôi truyền sang người cũng không nhiều nên sẽ không gây bệnh.

Nước bọt

HIV chỉ lây truyền qua 3 con đường chính đó là máu, dịch tiết sinh dục và sữa mẹ, còn lại những dịch tiết khác trong cơ thể con người kể cả nước bọt sẽ không gây lây truyền virus HIV.

Nước tiểu

Nước tiểu cũng là dịch tiết cơ thể không có chứa virus HIV, vì thế nếu vô tình tiếp xúc với nước tiểu người bệnh thì sẽ không khiến bạn bị lây nhiễm HIV.

Máu và tinh dịch đã bị khô

Trong máu và tinh dịch sinh dục có chứa virus HIV có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên đó là khi máu và tinh dịch còn tươi. Trong trường hợp máu và tinh dịch đã khô khoảng 1 tuần, mặc dù vẫn có thể vẫn còn virus nhưng hàm lượng virus lại rất ít, không đủ để lây truyền sang người.

Hãy sử dụng bao cao su durex chính hãng , bao cao su Đức mua tại shop đồ tình yêu để quan hệ tan toàn.

tỷ lệ lây truyền HIV cao khi nút lưỡi và oral sex?

Tuy hành động nút lưỡi về mặt cơ bản sẽ không lây nhiễm virus HIV từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên, sẽ có một vài yếu tố sau đây làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV, các bạn cần lưu ý nhé:

-Lượng virus HIV trong cơ thể: Tỷ lệ nhiễm bệnh qua đường miệng có cao hay không cũng còn tùy thuộc vào lượng virus trong cơ thể. Nếu tải lượng virus trong cơ thể người bệnh càng cao thì tỷ lệ lây nhiễm cho đối tác càng cao.

-Do có vết thương hở: Việc nút lưỡi hay quan hệ tình dục bằng miệng có làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV hay không còn tùy thuộc vào sự hiện diện của vết thương hở, vết lở loét bên trong khoang miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Những vết thương hở này chính là con đường khiến virus HIV xâm nhập vào cơ thể của người khỏe.

-Kinh nguyệt của phái nữ: Khi phụ nữ bị HIV tới kỳ hành kinh, các niêm mạc của tử cung sẽ bong ra thành kinh nguyệt chảy ra ngoài và trong niêm mạc này có chứa virus HIV. Nếu như oral sex với người bệnh trong giai đoạn này sẽ khiến cho bạn bị lây nhiễm HIV cao hơn.

-Viêm niệu đạo: Những người đang bị mắc bệnh viêm niệu đạo thì sẽ rất dễ bị lây nhiễm HIV từ người khác. Vì thế, khi quan hệ tình dục bạn phải hết sức cẩn thận và nên tìm hiểu kỹ bạn tình để tránh bị lây bệnh nhé.

Hy vọng với những thông tin mà shop đồ tình yêu chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc hôn lưỡi lưỡi có bị lây nhiễm HIV không cũng như những nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV khi nút lưỡi hoặc oral sex. Qua đó, giúp các bạn biết cẩn thận hơn để bảo vệ bản thân khi (yêu) và hãy nhớ luôn sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.